Gốm- sản phẩm tinh hoa của nghệ thuật Việt Nam.


Khi nhắc đến Việt Nam, ngoài nghĩ đến những chiếc nón lá bài thơ, những chiếc áo dài thướt tha thì gốm chính là những sản phẩm được du khách nghĩ đến và tìm kiếm những địa điểm uy tín để mua về làm quà cho người thân và bạn bè. Với Việt Nam ta, gốm là một trong những phát minh quan trọng được tổ tiên, cha ông ta truyền lại qua bao đời nay. Đồ gốm có độ gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người đất Việt. Bằng đôi bàn tay khéo léo cùng với trí sáng tạo của mình, người thợ làm gốm đã tạo nên những sản phẩm gốm đẹp mắt, độc đáo, thu hút được ánh nhìn của nhiều người. Gốm cổ Việt Nam đã trở thành một loại hình nghệ thuật mang đậm tính dân gian sâu sắc. Cùng Dana shop tìm hiểu thêm về gốm nào!


Hàng ngàn năm nghề: Không phải ngẫu nhiên mà những cái tên làng gốm nổi danh của Việt Nam đi vào ca dao và gắn bó với mỗi người dân Việt nhiều đến như vậy.  Là một trong những quốc gia được ghi tên vào danh sách những cái nôi của nghề gốm thế giới, Việt Nam ta tự hào khi làm chủ nghề gốm trong gần một vạn năm qua. Trải qua bao dâu bể của thời gian, cuối cùng gốm Việt Nam vẫn luôn mang trong mình vẻ đẹp duyên dáng riêng biệt, không thể lẫn vào đâu khi đặt cạnh những tác phẩm gốm sứ của Trung Hoa, Nhật Bản hay Châu Âu. Cũng được làm ra từ những nguyên liệu thô sơ truyền thống là đất, nước và lửa nhưng nhờ vào tài hoa của người thợ cùng với tâm hồn dân tộc thấm đẫm trong từng sản phẩm nên những nguyên liệu tưởng chừng như câm lặng ấy luôn có tiếng nói riêng mặc dù chúng được làm ở dạng đất nung, sành nâu cũng có thể bằng sành xốp, sành trắng hay đồ sứ.


Gốm sứ Việt và tâm hồn Việt: Kể từ thế kỉ thứ X cho đến thế kỉ XIV là kỉ nguyên của nền độc lập dân tộc, nghề gốm Việt Nam càng có thêm nhiều điều kiện để tiến những bước dài hơn trong kỹ thuật cũng như nghệ thuật. Để phục vụ nhu cầu đời sống của triều đình và nhân dân, các loại đồ sành xốp tráng men được đưa vào sản xuất đa dạng, tinh xảo với các dòng sản phẩm nổi tiếng có thể kể đến như thạp, liễn, bát đĩa, ấm chén bằng gốm hoa nâu, gốm hoa trắng hay gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm men trắng ngà. Họa tiết chủ yếu của những sản phẩm gốm thời kỳ này là hoa, là lá và các loại động vật quen thuộc với con người như chim, cá… Người ta đã biết sử dụng các loại lò cóc, lò nằm khoét vào đồi núi, lò rồng để giúp nâng nhiệt độ nung cho sản phẩm lên tới 1200 độ C. Ở giai đoạn này,các vùng gốm có tính tập trung và chuyên nghiệp hóa ở Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình cũng được hình thành. Các sản phẩm gốm Việt Nam lúc này đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Indonesia… qua cửa khẩu Vân Đồn (Quảng Ninh).


Có thể nói, cùng với thời gian, các sản phẩm gốm Việt Nam đã ngày càng  mang đậm vẻ đẹp tâm hồn Việt chính bởi sự sáng tạo vô cùng phong phú khi tạo nên sự đa dạng của gốm men màu trên men, gốm hoa lam kết hợp cùng với gốm men da lươn và gốm men màu vẽ nét chìm hoa văn ở Bình Dương; gốm men lửa trung ở Đồng Nai với những hoa văn khá chi tiết cùng màu sắc tươi tắn, rực rỡ. Sản phẩm của mỗi vùng đều có những nét đẹp rất riêng và không có sự dập khuôn hay sao mẫu. Không phải ngẫu nhiên mà các nước Châu Âu, Châu Á và đặc biệt là Nhật Bản hay vùng Đông Nam Á, Tây Á đã nhập khẩu gốm Việt Nam với số lượng lớn ngay từ những ngày đầu thế kỉ XIV- XVI.  Người chiêm ngưỡng có thể dễ dàng nhận biết vẻ đẹp nhuần nhị, tinh tế của một sản phẩm gốm của làng gốm Bát Tràng với vẻ đẹp khoẻ khoắn, nét phá cách của gốm Phù Lãng hay cái hồn vô cùng mộc mạc trong đồ gốm của người Chăm. Sự hoà quyện tuyệt vời giữa đất, nước, lửa với tâm hồn các nghệ nhân Việt đã tạo nên một nghề mang đậm tính nghệ thuật và được mọi người dân Việt Nam cũng như bạn bè thế giới trân trọng.


Kỹ thuật sản xuất – tìm phong cách riêng từ  “công thức” chung: Để tạo ra một sản phẩm gốm đẹp có thể làm rung động lòng người đòi hỏi phải biết kết hợp ăn ý giữa tính sáng tạo nghệ thuật và sự tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật. Khác với các quá trình sản xuất cơ giới hoá khác, sản xuất gốm yêu cầu tính sáng tạo nghệ thuật rất cao và phải bằng chính sự sáng tạo của mình thì những người thợ gốm mới có thể thổi hồn mình vào đất để tạo ra được các sản phẩm gốm độc đáo và luôn luôn có sức cuốn hút mãnh liệt, mang nặng yếu tố con người như vậy.


Hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 1.000 nhà sản xuất khắp ở mọi miền Tổ quốc Bắc, Trung, Nam, trong đó chủ yếu là nhà sản xuất do tư nhân tự quản lý. Và có khoảng 50 công ty trong số các công ty lớn đáp ứng được các tiêu chuẩn của Châu Âu. Mỗi năm Việt Nam sản xuất được khoảng hơn 250 triệu sản phẩm, riêng ở các tỉnh phía Nam thì sản xuất khoảng 175 triệu sản phẩm. Cùng với đội ngũ hùng hậu cũng như sự năng động trong việc nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường, các nhà sản xuất đã góp phần quan trọng vào việc gốm mỹ nghệ Việt Nam vượt qua biên giới về mặt không gian để chiếm lĩnh hàng loạt các thị trường khó tính cả trong và ngoài nước. Sản xuất và xuất khẩu gốm đã đạt được những thành quả đáng kể với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và được người tiêu dùng ở các quốc gia lớn như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore và các nước cộng đồng Châu Âu, Mỹ và Australia đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá thành của các mặt hàng gốm nghệ thuật Việt Nam. Chính vì những điểm nổi bật này mà những sản phẩm gốm được các du khách ghé thăm Việt Nam hay cụ thể là thăm quan, du lịch tại thành phố biển Đà Nẵng tìm mua rất nhiều và Dana Shop chính là địa điểm mua sắm các mặt hàng lưu niệm đậm đà bản sắc Việt Nam được nhiều du khách biết đến và tin tưởng lựa chọn để mua cho mình những món quà ý nghĩa dành tặng người thân và bạn bè. Hãy truy cập ngay vào website https://doluuniemdana.blogspot.com/ để biết thêm chi tiết và nếu bạn có nhu cầu hãy nhắc máy gọi ngay đến số điện thoại  0165 474 6898 , nhân viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàn phục vụ bạn! Chúc bạn có chuyến đi vi vẻ và nhiều ý nghĩa!


0 Nhận xét: